XÃ HOẰNG TRƯỜNG ĐÓN NHẬN BẰNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH: ĐỀN THỜ PHẠM CUỐNG – PHẠM VẤN

Đăng lúc: 09:02:13 21/03/2019 (GMT+7)


Sáng ngày 17 tháng 3 năm 2019, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử cấp tỉnh: Đền thờ Phạm Cuống – Phạm Vấn, khai quốc công thần trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
                                    4.jpg

Tham dự buổi lễ có đồng chí Lê Thanh Cảnh, trưởng phòng Văn hóa – thông tin huyện Hoằng Hóa, Đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các công ty, đơn vị đóng trên địa bàn, các đồng chí cán bộ, công chức, bí thư chi bộ, trưởng phó các ngành đoàn thể và con cháu dòng họ cũng về dự đông đủ.
                                      3.jpg

Đền thờ Phạm Cuống – Phạm vấn, thuộc thôn 4, làng Ngọc Lĩnh, xã Hoằng trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Là nơi thờ hai vị tướng Phạm Cuống và Phạm Vấn, một trong những khai quốc công thần trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là những tướng tài phò tá dưới 3 triều vua Lê: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông. Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi, hai ông được ban họ vua, tức họ Lê và gọi là Lê Cuống và lê Vấn.

Nói về Phạm Cuống: Phạm Cuống sinh ngày mùng 6 tháng 8 năm Đinh Mùi, niên hiệu Đại tự thứ 10 (1367) thời Vua Trần Dụ Tông, quê ở huyện Đại Từ Thái Nguyên. Là người có mặt từ buổi đầu Lam Sơn khởi nghĩa Phạm Cuống có mặt trên nhiều mặt trận, tham gia nhiều trận đánh ác liệt, xông pha nơi hòn tên mũi đạn không quản thân mình. Khi khởi nghĩa nổ ra (1418) liên tục mấy năm đại quân Minh tấn công bao vây nhằm tiêu diệt toàn bộ nghĩa quân Lam Sơn. Nghĩa quân cố thủ ở vùng núi Chí Linh không đủ lương thực ăn, Phạm Cuống đã về quê bán ruộng đất, tài sản, lấy tiền bạc đem vào mua lương thực ứng cứu cho nghĩa quân. Năm 1426 ông được Lê Lợi phong chức Đồng Tổng quản Quy Hóa trấn tri quân dân sự, chức này có thể coi là chỉ huy quân sự Vệ quân trấn Quy Hóa (Quy Hóa khi ấy là vùng đất dọc hữu ngạn sông Hồng gồm đất tỉnh Lào Cai, các huyện Trấn Yên, Văn Trấn, Văn Bàn thuộc tỉnh Yên Bái, huyện Yên Lập thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay). Là một công thần có công lao với sự nghiệp Lam Sơn khởi nghĩa, phục vụ ba triều Vua Lê (Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông), ở triều vua nào ông cũng được đánh giá cao và được ban thưởng chức tước, bổng lộc. Tháng 5 năm Kỷ Hợi (1429) Vua Lê Thái Tổ ban biểu ngạch công thần cho 93 người  Phạm Cuống được phong tước Quan Phục hầu, tên ông xếp ở vị trí thứ nhất trong danh sách những người được ban thưởng này. Phạm Cuống mất vào năm Diên Bình thứ nhất (1454) thọ 87 tuổi. Năm Hồng Đức thứ 15 (1484) tưởng nhớ công lao của ông với Tiên triều, Vua Lê Thánh Tông truy tặng ông là Tuyên lực Công thần, Đặc tiến Phụ

Nói về Phạm Vấn: Sau khi Lê Lợi lên ngôi, tức là Lê Thái Tổ. Tháng 2 năm 1428, Phạm Vấn được trao chức Vinh lộc đại phu, Tả kim ngô vệ đại tướng quân, tước Thượng trí tự, phong là Suy trung tán trị hiệp mưu bảo chính công thần. Ít lâu sau, ông lại được thăng làm Nhập nội kiểm hiệu Bình chương quân quốc trọng sự và làm tể phụ đứng đầu. Ngày mồng 3, tháng 5, năm 1429 Lê Thái Tổ ban biển ngạch công thần cho 93 viên, gồm có 9 bậc thì Phạm Vấn trong số 3 người công thần hạng cao nhất là Huyện thượng hầu cùng Lê SátPhạm Văn Xảo. Năm Thuận Thiên thứ hai (1429), vua Lê Thái Tổ phong con trưởng Lê Tư Tề làm Quốc vương và con thứ Nguyên Long làm Hoàng Thái tử. Phạm Vấn là một trong 7 vị đại thần mang kim sách phong Quốc vương và Hoàng Thái tử. Năm 1431, ông được phong làm Nhập nội kiểm hiệu Đô đốc quận hầu. Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, ông cùng Lê Sát nhận di chiếu làm phụ chính cho vua nhỏ Lê Thái Tông. Năm Thiệu Bình thứ ba (1436), ông mất, được truy tặng làm Thái phó, đặt tên thuỵ là Tuyên Vũ. Năm 1484Lê Thánh Tông tặng ông tước Thái phó, Trấn quận công.

Trong nhiều năm qua, đền thờ được con cháu trong dòng họ bảo vệ, đóng góp trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ lối kiến trúc đặc trưng truyền thống của người Việt. Đền thờ được kết cấu theo kiến trúc hình chữ Đinh () gồm: Tiền đường, Hậu cung, sân và ao, là công trình mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa. Ngày 25-1-2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 410 công nhận Đền thờ Phạm Cuống – Phạm Vấn là di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách nhiệm để chính quyền địa phương cùng Ban quản lý di tích Đền thờ Phạm Cuống – Phạm Vấn tiếp tục bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị di tích cho thế hệ mai sau.               
                                                         6.jpg
                                                         1.jpg     
                                                         
                                                                              Một số hình ảnh tại buổi lễ

                                    Thu Thủy, Đài truyền thanh xã Hoằng Trường

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
521084