CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Cách đây 3.000 năm, trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc. Con người đã có mặt ở Hoằng Hóa, sau đó nối tiếp với thời gian lịch sử, con người xuất hiện ở Hoằng Trường. Về vấn đề quần cư tại vùng đất Hoằng Trường được minh chứng qua lần khai quật khảo cổ học vào năm 1935, Tại dòng song Lạch Trường (Sông Y Bích) người ta đã tìm thấy nhiều hiện vật có giá trị lịch sử. Trong đó có cây đèn đồng hình đầu người. Cây đèn này đã trở nên nổi tiếng và thường được gọi tắt là cây đèn đồng Lạch Trường. Hiện nay, cây đèn này đang được lưu trữ tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Hoằng Trường là một xã vùng bãi ngang ven biển nằm về phía Đông Bắc của huyện Hoằng Hóa, cách trung tâm huyện 15 km, dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người dân tộc kinh. Từ tháng 11 năm 1955 được chia tách xã. Địa danh Hoằng Trường được ổn định từ đó. Tính đến nay, Hoằng Trường có 10.497 nhân khẩu. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hằng năm từ 1,1 đến 1,3 %. Mật độ dân số 4.185 người /km2.

Hiện nay, Hoằng Trường có 9 đơn vị thôn gồm thôn Giang Sơn, thôn Linh Trường, thôn Liên Minh, thôn Hải Sơn, thôn Thành Xuân, thôn 1, thôn Đại Trường, thôn 4 và thôn Văn Phong.

Nhân dân Hoằng Trường luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, sống nghĩa tình son sắt, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Tinh thần đoàn kết ấy, giúp nhân dân chống trọi lại với sự khắc nghiệt của thiên tai, chống trọi với song kinh biển cả. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, nhân dân lại càng trở nên đoàn kết hơn, chung sức, chung lòng cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương vượt qua mọi khó khăn, chống lại đại dịch covid-19.

Hằng năm, cứ vào trung tuần tháng 2 âm lịch. Nhân dân Hoằng Trường lại đoàn kết nhau lại, đóng góp để tạo nên nguồn của cải vật chất, tổ chức thành công lễ hội Cầu an – cầu ngư, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Tham gia thi đua tranh tài trọng các hội thi.

Thu Thủy, Đài truyền thanh xã Hoằng Trường.

 

  
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
521084