Bài tuyên truyền một số quy định sử phạt vi phạm trong luật Thú y
Trong những năm gần đây, do biến đổi của khí hậu, tình hình thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp; Từ năm 2022 đến nay, bệnh viêm da nổi cục, dịch tả lợn châu Phi , dịch chó dại xuất hiện trên toàn quốc. Đã có nhiều trâu bò, bê bị mắc bệnh và đã tiêu hủy; có nhiều con lợn bị mắc bệnh dịch tả Châu Phi đã tiêu hủy, tình hình chó dại gia tăng đột biến nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn.
Để chủ động phòng chống bệnh gia súc, gia cầm, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững, Việc phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng và nó trở thành một công tác không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi. Do vậy sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi là biện pháp tốt nhất để đảm bảo cho nền chăn nuôi phát triển bền vững và an toàn. Điều quan trọng hơn nữa là làm tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật sẽ giúp khống chế các loại bệnh truyền nhiểm phát sinh, lây lan trên diện rộng nhằm phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cho ngườì dân và môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế, xã hội xã nhà.
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin theo đúng yêu cầu sẽ có tác dụng miễn dịch chống lại các dịch bệnh, giảm thiệt hại kinh tế do gia súc, gia cầm ốm chết và bị tiêu hủy do dịch, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân và cả cộng đồng; Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà Nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm; Các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm sẽ bị xử lý theo quy định của Luật thú y, Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y:
Sau đây là một số quy định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y; Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định 90/2017/NĐ-CP 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Cụ thể: ( Trích một số Điều của Nghị định 90/2017/NĐ-CP)
Điều 5. Vi phạm quy định chung về phòng bệnh động vật
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường;
b) Buôn bán con giống mắc bệnh truyền nhiễm.
b) Sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng;
c) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y;
d) Sử dụng nguyên liệu thuốc y tế hoặc thuốc y tế.
Tịch thu Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 6. Vi phạm quy định chung về chống dịch bệnh động vật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không theo dõi, ghi chép quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật.
7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Tịch thu Giấy chứng nhận tiêm phòng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 8. Vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chăn thả động vật mắc bệnh dịch ở các bãi chăn chung;
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Sử dụng phương tiện vận chuyển động vật đi giết mổ bắt buộc không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy động vật mắc bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
Điều 2 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định như sau: (trích một số điểm trong Nghị định 04/2020)
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của Điều 6 như sau:
a) Bổ sung khoản 5a và khoản 5b Điều 6 như sau:
5a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng.
5b. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
b) Điểm b khoản 6 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
b) Buộc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật và chất thải của động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 5a và khoản 5b Điều này.
3. Tiêu đề khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
4. Một số khoản, điểm của Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Bổ sung khoản 5a và khoản 5b Điều 8 như sau:
5a. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng.
5b. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
b) Bổ sung khoản 6a và khoản 6b Điều 8 như sau:
6a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng.
6b. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
c) Bổ sung khoản 7a, khoản 7b Điều 8 như sau:
7a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng.
7b. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
d) Điểm b khoản 8 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm đ khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b, khoản 6, khoản 6a, khoản 6b, khoản 7, khoản 7a và khoản 7b Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Đối với hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng, chủ hộ chăn nuôi sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Do vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, chấp hành nghiêm chỉnh công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; Chủ động theo dõi lịch tiêm phòng của các thôn để hỗ trợ bắt giữ gia súc, gia cầm, phục vụ tiêm phòng bảo đảm cho đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ vắc xin theo quy định.
Trên đây là một số nội dung quan trọng trong công tác phòng chống bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và một số quy định của pháp luật về xử lý các hành vi phạm trong lĩnh vực thú y, UBND xã Hoằng Trường tuyên truyền để bà con nhân dân được biết và nghiêm chỉnh chấp hành./.
- Hội nghị phổ biến Luật thực hiện dân chủ cơ sở và Luật đất đai tại xã Hoằng Trường
- Bài tuyên truyền một số quy định sử phạt vi phạm trong luật Thú y
- Những điểm mới nổi bật của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2025
- Không yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ khi đăng ký khai sinh cho con.
- LỄ CHÀO CỜ ĐẦU XUÂN - NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI DÂN Ở THÔN NGHĨA THỤC, XÃ HOẰNG YẾN
- NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2024
- Danh sách Luật có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2025
- Thủ tục tách thửa đất thổ cư theo Luật mới
- Thông báo niêm yết công khai kết quả bình xét thôn văn hóa năm 2024
- BÀI TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM 14/10/1930 - 14/10/2024
- Công khai tuần 3 tháng 4 năm 2025 từ 13/4 đến 18/4/2025
- Công khai tuần 2 tháng 4 năm 2025 từ ngày 08/4 đến ngày 12/4/2025
- Công khai tuần 1 thing 4 năm 2025 từ 01/4/2025 đến 04/4/2025
- Công khai tuần 4 tháng 3 năm 2025 từ 23/3 đến 28/3/2025
- Công khai tuần 3 tháng 3 năm 2025 từ ngày 17/3 đến 22/3/2025
- Công khaki turn 2 thing 3 năm 2025 từ 09/3 đến 14/3/2025
- Công khai tuần 1 tháng 3 năm 2025 từ 03/3 ddến 08/3/2025
- Công khai tuần 4 tháng 2 năm 2025 từ 24 đến 28/02/2025